Đối tác: nhà xinh quận 3 | mẫu biệt thự đẹp việt nam | mẫu biệt thự hiện đại đẹp | biệt thự cổ điển đẹp nhất | mẫu biệt thự cổ điển đẹp | mẫu biệt thự vườn đẹp | nha xinh dep Thiết Kế Nhà Biệt Thự Đẹp | Nhà Xinh®: tháng 11 2019

Nội thất 1

Nội thất là điều không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng những ngôi nhà, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, quán bar. Hôm nay khonggiandep.pro sẽ mang đến cho các bạn một số kiến trúc nội thất đẹp.

Nội thất 2

Nội thất là điều không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng những ngôi nhà, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, quán bar. Hôm nay khonggiandep.pro sẽ mang đến cho các bạn một số kiến trúc nội thất đẹp.

Nội thất 3

Nội thất là điều không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng những ngôi nhà, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, quán bar. Hôm nay khonggiandep.pro sẽ mang đến cho các bạn một số kiến trúc nội thất đẹp.

Nội thất 4

Nội thất là điều không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng những ngôi nhà, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, quán bar. Hôm nay khonggiandep.pro sẽ mang đến cho các bạn một số kiến trúc nội thất đẹp.

Nội thất 5

Nội thất là điều không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng những ngôi nhà, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, quán bar. Hôm nay khonggiandep.pro sẽ mang đến cho các bạn một số kiến trúc nội thất đẹp.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Ý Tưởng Thiết Kế Sáng Tạo Cho Ngôi Nhà Bạn


Với những ngôi nhà phố chật hẹp thì việc tận dụng gầm cầu thang là rất cần thiết. Khoảng trống này không đủ rộng để bố trí các phòng chức năng nhưng chúng ta vẫn có thể biến gầm cầu thang trở vừa trở nên độc đáo, vừa hữu ích hơn.
Hầu hết mọi người thường "quên mất" không gian dưới cầu thang khi thiết kế, bài trí nhà cửa. Tuy nhiên, chúng ta có thể tận dụng gầm cầu thang để bố trí các công năng khác nhau như kho chứa đồ, tủ quần áo, phòng vệ sinh, tủ rượu, góc làm việc hay thậm chí cả góc nấu nướng.

1. Làm vườn, tiểu cảnh
Không gian gầm cầu thang thường khiêm tốn, méo mó và thiếu sáng. Bạn có thể bố trí tiểu cảnh cây xanh hay làm một khu vườn nhỏ để khắc phục nhược điểm này, đồng thời đưa màu xanh thiên nhiên vào trong nhà. Căn cứ vào cấu trúc, độ dốc và độ hẹp của cầu thang để lựa chọn mẫu thiết kế vườn, tiểu cảnh cho phù hợp. Đó có thể là tiểu cảnh ướt với những hòn non bộ kết hợp thác nước chảy róc rách, tiểu cảnh khô với vài cây xanh, một ít sỏi trắng, hay đơn giản hơn chỉ là những chậu cây xanh nhỏ xinh xếp gọn gàng trên giá gỗ. Sắc xanh thiên nhiên sẽ giúp không gian sống thêm sinh động, bắt mắt hơn nhiều.

 ang trí gầm cầu thang với cây xanh còn góp phần điều hòa không khí trong nhà.

2. Tận dụng gầm cầu thang làm tủ đựng đồ
Với những ngôi nhà sở hữu diện tích khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể bố trí thêm kho lưu trữ dưới gầm cầu thang. Hãy tận dụng không gian này bằng cách thiết kế những chiếc tủ âm tường lưu trữ quần áo, giày dép hay làm ngăn kéo để cất giữ những vật dụng trong nhà.
 ủ lưu trữ được "may đo" riêng cho không gian gầm cầu thang. Không gian sống sẽ trở nên thoáng đãng và ngăn nắp hơn nhờ giải pháp cho không gian nhỏ hẹp này.
3. Tận dụng gầm cầu thang làm bếp
Bếp đặt dưới cầu thang là ý tưởng khá thú vị để tận dụng không gian thường được coi là góc chết này, nhất là với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, cần các thiết kế sáng tạo để tối ưu không gian, vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng, vừa đảm bảo thẩm mỹ. Việc lựa chọn bố trí bếp ở gầm cầu thang cần có tính toán tỉ mỉ với sơ đồ thiết kế phù hợp, đảm bảo các chức năng cơ bản của một phòng bếp thu nhỏ như vị trí để bồn rửa, tủ bếp, kệ đặt đồ gia dụng, gia vị… Đặc biệt, bạn sẽ cần cân nhắc bố trí tủ, kệ, các thiết bị từ phần thấp nhất dưới bậc cầu thang cho tới phần cao nhất của nóc gầm cầu thang. Vì vậy, ý tưởng thiết kế bếp dưới cầu thang chỉ phù hợp khi ngôi nhà có gầm cầu thang cao ráo, rộng rãi để đảm bảo thuận tiện cho quá trình nấu nướng, thoát hơi ẩm, thoát mùi và an toàn khi sử dụng nhiệt.
 ủ lưu trữ được "may đo" riêng cho không gian gầm cầu thang. Không gian sống sẽ trở nên thoáng đãng và ngăn nắp hơn nhờ giải pháp cho không gian nhỏ hẹp này.
3. Tận dụng gầm cầu thang làm bếp
Bếp đặt dưới cầu thang là ý tưởng khá thú vị để tận dụng không gian thường được coi là góc chết này, nhất là với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, cần các thiết kế sáng tạo để tối ưu không gian, vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng, vừa đảm bảo thẩm mỹ. Việc lựa chọn bố trí bếp ở gầm cầu thang cần có tính toán tỉ mỉ với sơ đồ thiết kế phù hợp, đảm bảo các chức năng cơ bản của một phòng bếp thu nhỏ như vị trí để bồn rửa, tủ bếp, kệ đặt đồ gia dụng, gia vị… Đặc biệt, bạn sẽ cần cân nhắc bố trí tủ, kệ, các thiết bị từ phần thấp nhất dưới bậc cầu thang cho tới phần cao nhất của nóc gầm cầu thang. Vì vậy, ý tưởng thiết kế bếp dưới cầu thang chỉ phù hợp khi ngôi nhà có gầm cầu thang cao ráo, rộng rãi để đảm bảo thuận tiện cho quá trình nấu nướng, thoát hơi ẩm, thoát mùi và an toàn khi sử dụng nhiệt.
 Ai lại không thích một văn phòng làm việc nhỏ xinh nhưng tiện lợi ngay tại nhà như thế này?

Thay vì phải hy sinh thêm một căn phòng riêng biệt làm văn phòng tại nhà, bạn có thể biến gầm cầu thang thành góc làm việc tiện lợi.

5. Thiết kế phòng vệ sinh dưới gầm cầu thang

Nếu gầm cầu thang đủ rộng để đặt toilet và bồn rửa thì tại sao bạn không thử biến nó thành phòng vệ sinh phụ để đảm bảo thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của gia đình mình?

Với nhà phố nhỏ hẹp, phòng vệ sinh có thể được bố trí dưới gầm cầu thang tầng 1 vì vị trí này vừa tiết kiệm được diện tích, lại tối ưu được công năng.
Xét về mặt phong thủy, thiết kế phòng vệ sinh ở gầm cầu thang không được khuyến khích, song với những ngôi nhà sở hữu diện tích khiêm tốn thì việc tận dụng gầm cầu thang để giải quyết bài toán công năng và không gian sinh hoạt là vấn đề quan trọng hơn. Ngoài ra, mặt tiêu cực của phong thủy phòng vệ sinh dưới gầm cầu thang có thể được hóa giải phần nào bằng cách tạo không gian thông thoáng, bố trí cây xanh bên ngoài. Tuy nhiên, khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, gia chủ cần lắp đặt thêm quạt hút mùi để hỗ trợ việc thông gió, đồng thời lựa chọn nội thất thật tối giản, thiết kế vuông vắn, gọn gàng để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

6. Tận dụng gầm cầu thang nhà ống làm giá sách

Một kệ gỗ đơn giản, tiện ích với những thanh gỗ xếp lên nhau tạo thành các ô vuông nhỏ là nơi để bạn bày biện những cuốn sách theo sở thích của mình để dễ dàng lựa chọn và tìm đọc. Đây là ý tưởng khá thú vị cho những gia đình ham đọc sách.
 Khoe khéo bộ sưu tập sách quý với giải pháp lưu trữ thông minh.
7. Làm góc vui chơi cho bé
Với những ngôi nhà nhỏ, việc bố trí không gian vui chơi riêng cho trẻ nhỏ không hề đơn giản chút nào. Lời giải cho bạn chính là hãy tận dụng chính khoảng không gian dưới gầm cầu thang. Bạn hoàn toàn có thể bố trí một không gian đủ rộng, lại an toàn cho các bé vui chơi ngay trong nhà. Nếu có thể, hãy lắp đặt thêm một cánh cửa tí hon dẫn vào căn phòng vui chơi giống như cánh cửa thần kì của Doraemon sẽ càng khiến bé thích thú hơn.
 Căn phòng ẩn chứa nhiều điều bí mật nơi gầm cầu thang sẽ khiến các bé say sưa khám phá suốt cả ngày.
 Tận dụng gầm cầu thang xoắn làm góc vui chơi cho bé.

8. "Cất giấu" máy giặt
Những thiết bị điện cỡ lớn như máy giặt, máy sấy quần áo thường chiếm kha khá diện tích sàn quý giá. Nhiều gia chủ sở hữu những ngôi nhà nhỏ chỉ còn biết tặc lưỡi đặt tạm chúng trong phòng ngủ, phòng tắm. Tuy nhiên, với một chút kiến thức về đấu nối điện và cấp thoát nước là bạn đã có một nơi hoàn hảo để "giấu nhẹm" những món đồ cồng kềnh này rồi. Bạn sẽ không phải tốn công sức trang trí nhiều mà chỉ cần lắp thêm cánh cửa đóng mở thông thường là đủ.
 Bộ đôi máy giặt, máy sấy đặt gọn gàng trong không gian gầm cầu thang.

9. Góc ngủ nghỉ dưới gầm cầu thang
Có rất nhiều ý tưởng độc đáo, thú vị, giúp tối ưu được không gian một cách hoàn hảo cho phép bạn bố trí một góc nghỉ ngơi nhỏ xinh dưới gầm cầu thang và tạo nên sự khác biệt.
 Góc ngủ nghỉ tiện lợi ngay chân cầu thang cho phép bạn chợp mắt vài phút vào buổi trưa.

10. Biến gầm cầu thang thành quầy bar nhỏ xinh
Ngoài chức năng kết nối các tầng trong nhà, cầu thang còn là khu vực để gia chủ thỏa sức sáng tạo, tô điểm cho tổ ấm của gia đình mình. Chẳng hạn, bạn có thể tận dụng không gian trống dưới gầm cầu thang để bố trí quầy bar thu nhỏ, phục vụ cho những buổi tiệc tùng bên bạn bè, người thân.
 Quầy bar mini dưới gầm cầu thang là góc giải trí lý tưởng cho các thành viên trong gia đình và cả những vị khách ghé thăm nhà.
11. Làm kệ trưng bày
Khi gầm cầu thang được thiết kế ở vị trí dễ dàng trông thấy trong không gian chính của ngôi nhà, bạn nên tận dụng gầm cầu thang bố trí kệ, tủ trưng bày. Cách làm này vừa khắc phục được góc chết, vừa giúp bạn ghi điểm trong mắt những vị khách đến thăm nhà. Bạn có thể trưng bày những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc vui vẻ của cả gia đình, đồ lưu niệm hay bình hoa.




 ủ trang trí biến góc chết trở nên hữu dụng.

12. Thiết kế tủ rượu ở gầm cầu thang
Bạn là người có niềm đam mê với rượu ngoại hay muốn biến ngôi nhà trở nên hiện đại, sang trọng theo phong cách nội thất châu Âu, vậy thì việc cần làm là thiết kế một tủ rượu bắt mắt. Nếu diện tích nhà quá nhỏ thì vị trí phù hợp nhất cho thiết kế tủ rượu chính là gầm cầu thang.
tham khảo thêm nhiều ý tưởng thiết kế đẹp tại: tapchinhaxinh.com.vn

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Tái Chế Những Vật Dụng Dễ Thương Từ Chai Nhựa Cũ


Ít ai nghĩ rằng những chiếc chai nhựa bỏ đi lại có thể trở nên thú vị đến vậy! Thay vì vứt bỏ chai nhựa đã qua sử dụng vào sọt rác, bạn có thể biến chúng thành những món đồ trang trí nhà độc, lạ, không "đụng hàng" như chiếc đèn ngủ dễ thương, đèn lồng nhiều màu sắc, bình hoa xinh xắn, chậu trồng cây hay thậm chí là những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày trên kệ, tủ.
 Hãy cùng bắt đầu với một dự án "tự tay làm lấy" nho nhỏ cho phép bạn biến chai nhựa thành những chiếc đèn thả trần xinh xắn. Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cắt bỏ phần đáy chai và cổ chai, sau đó quấn len hoặc dây thừng quanh chai theo hình xoắn ốc cho tới khi phủ kín toàn bộ chai. Cuối cùng, lồng bóng đèn vào trong là bạn đã hoàn tất mọi việc.
 Bên cạnh đó, bạn cũng có thể biến chai nhựa thành những chậu sen đá để tô điểm cho ngôi nhà. Lời khuyên ở đây là hãy lựa chọn những chiếc chai nhựa màu xanh lá cây để cây sen đá trông giống thật nhất nhé.
 Dù được làm từ chai nhựa tái chế nhưng những chiếc đèn lồng trên đây trông thật bắt mắt và “ngầu” đúng không? Bí quyết khiến chúng trở nên độc đáo và khác biệt chính là lớp sơn acrylic thủ công. Đừng ngại chơi đùa bằng cách sử dụng các loại chai với hình dạng, kích cỡ khác nhau để tạo nên hệ thống đèn thả trần độc đáo, không "đụng hàng".
 Một ý tưởng khác thú vị không kém là biến những chai nhựa thành dụng cụ lưu trữ những thứ lặt vặt như lọ sơn móng tay, kẹp tóc, bông ngoáy tai… Chỉ cần lấy một chai nhựa và lồng dây chun quanh đó, dùng bút nhọn vạch một đường theo vòng cao su. Sau đó, dùng dao cắt theo đường kẻ đã vạch ra. Cuối cùng, dùng bàn là nóng để làm phẳng miệng chai.
 Chỉ cần khéo tay một chút, bạn toàn toàn có thể biến chai nhựa bỏ đi thành chậu trồng cây hình chú mèo đáng yêu. Bước đầu tiên là dùng bút khắc gỗ vẽ hình chú mèo trên chai, sau đó cắt dọc theo đường vẽ vừa tạo ra bằng dao rọc giấy.
 Bạn có nhớ hình ảnh cây sen đá làm từ chai nước khoáng trong phần hướng dẫn phía trên? Dự án tái chế này cũng tương tự như vậy. Một khu vườn thủy sinh thu nhỏ với cây sen đá giả được làm từ chai nhựa là ý tưởng trang trí nhà không tồi chút nào.
 Đôi khi, nếu được ai đó tặng hoa mà trong nhà không có sẵn bình thì giải pháp dễ dàng nhất là cắt bỏ phần cổ chai nhựa để biến nó thành chiếc bình hoa độc đáo. Đó chỉ là một giải pháp tạm thời nhưng không thể phủ nhận hiệu quả thẩm mỹ mà nó mang lại đúng không nào?
 Thêm một dự án "tự tay làm lấy" thú vị cho thấy phạm vi ứng dụng của chai nhựa tái chế là vô cùng rộng rãi. Ở đây, bạn có thể biến những chiếc chai nhựa đầy màu sắc thành đèn lồng mang hình dáng của loài xương rồng. Mách nhỏ: Sử dụng chai nhựa màu xanh để làm thân cây và riêng với phần hoa thì có thể chọn bất cứ màu nào mà bạn thích.
Những bông hoa làm từ chai nhựa tái chế có thể trở thành món đồ chơi yêu thích của trẻ nhỏ hoặc làm đồ trang trí nhà độc đáo.
 Nếu muốn làm một cái gì đó "lớn lao" hơn thì tại sao không thu thập thật nhiều chai nhựa để thiết kế vườn đứng trong nhà phố. Khu vườn trên được làm từ hàng trăm vỏ chai nước ngọt tái chế, mỗi chiếc vỏ chai lại giống như một chậu trồng cây lơ lửng trên tường, hợp lại thành một khu vườn đứng khổng lồ.
Khi để ý kỹ, bạn sẽ thấy phần đáy chai nhựa trông giống như những bông hoa và bạn có thể tận dụng lợi thế đó để tạo nên những sản phẩm thủ công ấn tượng, chẳng hạn như chiếc giá đựng đồ trang sức bốn tầng trên đây.

Tham khảo nhiều ý tưởng thiết kế tại: nhavuicenter.com

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Biệt Thự Xanh Giữa Lòng Thành Phố


Bằng thiết kế tinh tế, hiện đại, căn biệt thự rộng 110m² với tổng chi phí xây dựng lên tới 6 tỉ đồng này khiến nhiều người thích mê.

Thời gian gần đây, khu vực Yên Hòa, Cầu Giấy là nơi an cư lý tưởng với nhiều người dân Thủ đô. Bởi khu vực này vừa có sự thoáng đãng, yên bình, vừa kết nối với nhiều khu vực trọng điểm và sầm uất của Hà Nội. Cũng vì điểm cộng của vị trí, khu vực Yên Hòa có rất nhiều biệt thự ấn tượng, hài hòa với thiên nhiên. Ngôi biệt thự của chú Tuất ở KĐT Yên Hòa chính là một minh chứng thuyết phục. 

Ở thành phố lớn, tấc đất song song với tấc vàng, nhưng khi xây dựng, chú Tuất chỉ quyết định chỉ dành 110m² trên tổng diện tích 150m² để xây dựng, còn lại là không gian cho sân vườn. Đặc biệt trong nhà, chú Tuất không thiết kế gara mà đi gửi ô tô gần đó, bởi chú không thích mùi xăng ô tô và muốn không gian sống thoải mái nhất.

 Ngôi biệt thự nhà chú Tuất rất ấn tượng và thư giãn.
Hướng đến phong cách tối giản, các KTS đã sử dụng tông màu trắng - đen - ghi - gỗ làm màu sắc chủ đạo cho căn biệt thự này. Ngay cả khu sân vườn cũng thiết kế theo phong cách này với khoảng sân rộng lát gạch gỗ, bể cả cảnh, khoảng gò đất trồng cỏ và cây tùng. Tổng chi phí xây dựng, nội thất của ngôi biệt thự vào khoảng 6 tỉ đồng.
Tầng 1 là không gian của phòng khách - bếp - ăn.
 Có thể dễ dàng nhận thấy, trong ngôi biệt thự, chất liệu gỗ được sử dụng ở các phòng, các tầng, tuy vậy cách xử lý màu gỗ ở sắc độ vừa phải, kết hợp cùng những khoảng tường, trần trắng giúp không gian không bị cảm giác nặng nề. Ở tầng 1 là không gian của phòng khách - phòng ăn. Để hưởng trọn vẹn khoảng không gian sân vườn, ở tầng này có cửa kính mở rộng 2 mặt.
 Khu tiếp khách với sofa dựa vào tường để tận hưởng không gian thoáng đãng.
 Khoảng tường ốp bằng đồng với họa tiết đàn cá là một chi tiết trang trí điểm nhấn trong nhà.
 Bếp gọn gàng, hiện đại đặt gần khu vực ăn uống. Đặc biệt bếp có khoảng nhìn ra thông tầng giữa nhà.

 Tầng 2 và tầng 3 được sử dụng làm phòng ngủ, trong đó phòng ngủ master sử dụng trọn vẹn không gian tầng 2. Bởi gia chủ đã có ở độ tuổi trung niên nên không gian phòng ngủ tầng 2 sử dụng tông trầm hơn màu sắc tổng thể. Thêm vào đó, căn phòng này cũng sử dụng gỗ óc chó tự nhiên nhằm đem đến sự sang trọng, ấm cúng.
 Phòng ngủ chính của chú Tuất sử dụng chất liệu gỗ óc chó tự nhiên.
 Diện tích rộng và hướng nhìn đẹp, thoáng ra bên ngoài là điểm cộng của căn phòng

 Phòng ngủ của 2 cậu con trai sử dụng chất liệu gỗ sồi, nhẹ nhàng, hiện đại.
 Tầng 2 còn bao gồm một phòng làm việc và khu nghỉ ngơi của gia chủ.
 Tầng 3 gồm 2 phòng ngủ cho 2 cậu con trai 9x đang đi du học. 2 phòng ngủ này được thiết kế theo phong cách tối giản với nội thất bằng gỗ sồi trẻ trung. Đặc biệt ở tầng này còn có một khoảng vườn nghỉ nhẹ nhàng. Đây cũng điểm nhấn đẹp của ngôi nhà khi nhìn từ bên ngoài vào.

 Khu tiếp khách có tới 2 mặt thoáng rất đẹp mắt và ngập tràn ánh sáng. 
 Tầng 4 là phòng thờ và một khoảng sân ốp đá granito. Đây là nơi kê bàn ghế uống trà, nghỉ ngơi, trò truyện gia đình. Rõ ràng một không gian thoáng, rộng và đẹp thế này chính là nơi thư giãn lý tưởng của rất nhiều người.
 Khoảng sân trên tầng 4
Khoảng vườn nghỉ đẹp mắt ở tầng 3
Tham khảo thêm nhiều mẫu thiết kế biệt thự đẹp tại: nhapho3tang.com.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Bí Kíp Lựa Chọn Phụ Kiện Cho Phòng Khách Sang Trọng


Một chút kinh nghiệm trong việc lựa chọn đèn trang trí sẽ giúp bạn nâng tầm căn phòng khách gia đình trở nên thu hút và sang trọng hơn rất nhiều.

Để có được một căn phòng khách cuốn hút, ấn tượng thì đồ nội thất thôi là chưa đủ. Chính vì vậy mà mọi gia đình đều dành nhiều thời gian cho việc lựa chọn những món phụ kiện trang trí cho gia đình từ miếng thảm trải sàn, rèm cửa và đặc biệt là bộ đèn trang trí phòng khách. Giờ đây những bộ đèn trong phòng khách không chỉ có công dụng chiếu sáng mà còn là món phụ kiện trang trí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nét riêng cho căn phòng. Với những gia đình yêu thích nét đẹp sang trọng, hiện đại thì có lẽ đèn chùm cỡ lớn là một lựa chọn phù hợp nhất.
 Bạn sẽ chẳng ngờ được rằng việc lựa chọn được bộ đèn trang trí phù hợp có thể nâng tầm thu hút của căn phòng khách khi nhìn ngắm những gợi ý dưới đây.
 Lời khuyên để bạn có thể tạo được điểm nhấn thu hút với đèn trang trí là hãy để ý đến kích thước của chúng.
 Những bộ đèn chùm được thiết kế lấy cảm hứng từ mẫu đèn chùm cổ điển của thế kỉ trước.
 Dù không phải đèn chùm nhưng những bộ đèn cỡ lớn thế này cũng rất dễ để gây ấn tượng.
 Một bí quyết để bạn có thể lựa chọn được bộ đèn trang trí có kích thước phù hợp với căn phòng khách đó chính là căn cứ vào kích thước của bộ bàn trà phòng khách.
 Bộ đèn trang trí có kích thước tương xứng với bàn trà sẽ tạo cảm giác cân xứng cho căn phòng
 Tuy nhiên, để luôn có được vẻ đẹp lung linh và thu hút, bạn cần thường xuyên làm vệ sinh những bộ đèn trang trí cỡ lớn này.


 Để làm nổi bật của căn phòng khách thì không gì có thể thích hợp những chùm đèn trang trí cỡ lớn.
 Đầu tiên là những bộ đèn chùm trông rất cân đối với không gian của phòng khách.
 Nếu bạn lựa chọn những mẫu đèn thả nhỏ thường dùng cho nhà bếp sẽ tạo cảm giác lạc lõng giữa không gian rộng rãi của căn phòng khách.
 Một bộ đèn chùm lấp lánh luôn có sức hút mắt hơn nhiều việc sử dụng những mẫu đèn đơn điệu.
 Bạn có thể nhận thấy bộ đèn chùm cỡ lớn có thể mang đến sức hút thế nào cho căn phòng khách này.
 Những bộ đèn chùm trang trí phòng khách vô cùng đa dạng để bạn lựa chọn mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức.
 Với mỗi phong cách nội thất bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu đèn chùm trang trí cỡ lớn thích hợp.
 Mẫu đèn chùm mang hơi hướng cổ điển vô cùng ăn nhập với không gian phòng khách gia đình.
 Trong phòng khách, đôi khi thông qua những món phụ kiện để các vị khách có thể xác định đâu là tâm điểm của căn phòng.
 Bộ đèn chùm cỡ lớn luôn cho bạn biết được chính xác đâu là trung tâm của căn phòng.
 Đó là lý do vì sao những bộ đèn chùm luôn được đặt trùng với bộ bàn trà phòng khách.
 Nói đến vẻ đẹp sang trọng thì không có một loại đèn nào có thể vượt qua những bộ đèn chùm pha lê giữa căn phòng khách.
Tham khảo thêm nhiều mẫu thiết kế tại: nhapho4tang.com